I. Giới thiệu về cây Tam thất nam
- Tên thường gọi: Cây tam thất nam
- Tên gọi khác: Cây tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông
- Tên khoa học: Stahlianthus thorelii
- Họ thực vật: Là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng (Zingiberaceae)
- Tên tiếng anh: Zingiber ginseng
- Phân bố: Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát, ven bờ suối, hốc khe.
- Tuổi thọ: Sống lâu năm
- Màu sắc của hoa: Hoa của cây tam thất nam có màu trắng
II. Đặc điểm của cây
- Hình dáng bên ngoài: Cây thảo không có thân, có thân rễ dày bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi.
- Lá: Lá cây tam thất nam mọc rời, 3-5 cái, có cuống dài, xuất hiện sau khi cây ra hoa. Phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên, lượn sóng.
- Hoa: Cụm hoa ở gốc, nằm ở bên lá; cuống hoa dài 6-8cm, ở phía cuối có một lá bắc hình ống, bao lấy hoa. Hoa 4-5 cái, có lá bắc và lá bắc con dạng màng. Tràng hoa màu trắng, họng vàng. Bầu nhẵn, chia 3 ô.
- Củ: Củ tam thất nam có hình trứng hoặc hình trong thuôn một bên. Phần vỏ có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào bên trong ta thấy có màu trắng ngà. Nếm một ít thì cảm thấy cay nóng và có mùi như gừng.
III. Tác dụng của cây Tam thất nam
Tam thất nam có vị cay, hơi đắng, mang tính ấm. Có tác dụng tốt trong việc tán ứ tiêu thũng, hoạt huyết chỉ huyết, hành khí chỉ thống. Thường được dùng trong dân gian để chữa đòn ngã sưng đau, phong thấp đau nhức xương khớp, hay thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều.
Hoặc chữa trùng độc cắn và rắn cắn. Hay cũng được dùng chữa hành kinh chậm kỳ, máu xấu lởn vởn không tươi, ăn kém tiêu, nôn đầy. Liều dùng 4-8g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài lấy củ tán bột rắc, đắp.
Ngoài ra, nếu dùng kết hợp với các thảo dược quý khác, tam thất nam còn có tác dụng điều trị bệnh bạch cầu cấp và mãn tính, đau thắt ngực do bệnh mạch vành, tăng miễn dịch, chống lại stress, cải thiện trí nhớ,…