I. Giới thiệu về cây Gạo
- Tên thường gọi: Cây gạo
- Tên gọi khác: Cây mộc miên hay hồng miên, anh hùng thụ (cây anh hùng)
- Tên khoa học: Bombax ceiba
- Nguồn gốc xuất xứ: Loài cây này có lẽ có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi ở các bang của Malaysia, Indonesia, miền nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam
- Tuổi thọ: Sống lâu năm
- Màu sắc của hoa: Hoa gạo có màu đỏ rực
- Thời gian nở hoa: Hoa nở vào cuối xuân đầu hạ
II. Đặc điểm của cây Gạo
- Hình dáng bên ngoài: Cây gạo thuộc loại cây thân gỗ, thẳng, vỏ cây màu nâu và có gai.
- Kích thước: Cây có chiều cao từ 15-20m.
- Lá: Lá cây có hình kép chân vịt, cây thường rụng lá vào mùa khô. Lá cây có màu xanh thẫm.
- Hoa: Hoa của cây gạo có màu đỏ rực rỡ, bông hoa kích thước lớn mỗi bông gồm 5 cánh hoa xòe rộng. Cánh hoa dày và to. Hoa nở vào cuối mùa xuân đầu hạ vừa mang ý nghĩa báo hiệu mùa hè sắp sang vừa mang lại chút ấm áp cho những ngày rét cuối xuân.
- Cành: Cành cây mọc ngang nên cho tán lá rộng.
- Quả: Sau khi hoa tàn quả xuất hiện, những quả gạo mang theo bông, sợi nhỏ, mềm, êm.
III. Tác dụng của cây Gạo
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây gạo thường được trồng trồng nhiều ở công viên, đường phố, vỉa hè hay những công trình tâm linh như đền, chùa, đình,… để làm bóng mát rất tốt. Hầu như không cần chăm sóc rễ cây sẽ tự vươn đi khắp nơi tìm dinh dưỡng và nước về nuôi cây. Cây gạo là sự lựa chọn hàng đầu cho người thích cây cảnh và yêu sự hoài cổ.
Với ưu điểm gốc cây to xù sì cổ thụ, hoa đẹp nên cây hoa gạo được rất nhiều nghệ nhân chọn làm cây cảnh bonsai. Cách làm chọn các cây có rễ, thân đẹp sau đó cắt ngang thân sao cho vừa đủ chơi. Ngâm rễ và thân cây vào cát tưới nước thường xuyên một thời gian sau cây sẽ mọc mầm mới.
2. Tác dụng chữa bệnh
Trong đông y hoa gạo có tính ngọt, mát và hơi chát tác dụng chính là thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, bổ huyết… nên người ta thường dùng hoa gạo trong các trường hợp viêm nhiễm như viêm dạ dày, mụn ngoài da. Vì thế hoa gạo không chỉ đẹp mà còn rất có ích trong việc bảo vệ sức khỏe con người.
Ngoài ra người ta cũng dùng hoa gạo để ướp trà
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Gạo
1. Cách trồng cây
- Thời vụ trồng
Cây gạo có thể trồng vào thời gian nào cũng được. Nhưng để cây thuận lợi sinh trưởng và phát triển thì nên trồng cây vào đầu mùa xuân đối với miền Bắc và đầu mùa mưa đối với miền Nam.
- Ánh sáng
Cây hoa gạo cần nhiều ánh sáng để quang hợp. Khi trồng nên chọn nơi trồng thoáng gió, đón được nhiều ánh nắng Mặt Trời.
- Nhiệt độ
Cây có thể chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu lạnh và nóng khá tốt. Khoảng nhiệt độ phù hợp với cây nhất là 18-28 độ C.
- Giống cây trồng
Hiện nay, không khó để mua được giống cây gạo tốt, có thể mua được ở nhiều nơi bán cây giống. Khi mua cần chọn những cây xanh tốt, thân mập để về trồng.
- Đất trồng
Cây không kén đất, rất dễ trồng, chúng có thể sống tốt ở nhiều môi trường đất khác nhau như đất thịt, đất pha cát, đất đồi, đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, muốn cây thuận lợi sinh trưởng, không mất nhiều công chăm sóc thì nên trồng cây vào đất phù sa, giàu dưỡng chất, tơi xốp và thoát nước tốt.
- Trồng cây hoa gạo
Đào một hố vừa bằng với bầu đất. Tháo túi bao bầu đất ra, đặt nhẹ nhàng cây xuống. Lấp hố trồng và tưới nước cho cây nhanh bén rễ. Dùng 3 cọc tre để cố định thân cây không bị nghiêng ngả khi có tác động từ bên ngoài.
2. Cách chăm sóc cây
- Tưới nước
Khoảng thời gian đầu trồng cây cần tưới nước đều bởi đây là lúc cây thích nghi với môi trường mới, cây còn yếu. Sau khi cây đã ổn định thì tùy vào thời tiết và tưới nước cho hợp lý. Nếu vào những ngày trời mát thì k nên tưới quá nhiều nước, nhất là vào ngày mưa nhiều cần xử lý thoát nước nhanh cho cây.
- Bón phân
Cây không cần bón phân cũng sống khỏe được bởi chúng có bộ rễ là rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất nên chúng hút được nhiều dưỡng chất hơn so với một số loại cây khác.