Cây Thốt Nốt

I. Tổng quan về cây

  • Tên thường gọi: Cây thốt nốt
  • Tên gọi khác: Thốt lốt
  • Tên khoa học: Borassus flabellifer L.
  • Họ: Arecaceae
  • Nơi sống: Cây thốt nốt trồng phổ biến ở miền Nam nhiều nhất ở Tây Ninh đến Đồng Tháp, Kiên Giang. Ngoài ra còn thấy trồng ở Campuchia, Lào.

II. Đặc điểm của cây

  • Cây thân cột, chia thành từng khoanh, có thể cao tới 30m, trên ngọn có một tán lá xoè rộng.
  • Lá có cuống dài, mặt lá màu xanh đậm, bóng mỡ trông tựa tàu lá cọ.
  • Cụm hoa là những bông mo, đực, cái khác gốc. Bông mo đực to hơn, phân nhánh nhiều hơn.
  • Quả thốt nốt to, tròn như quả dừa, nhưng bên trong đặc, trong suốt thường chứa ba nhân cứng, dẹt, đầu co một lỗ thủng.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây

  • Cuống cụm hoa được nhân dân dùng làm thuốc chữa sốt và lợi tiểu, dùng trong những trường hợp kèm theo viêm tấy, sốt rét, lá lách to.
  • Nước chảy từ cụm hoa: Sáng sớm, cắt cụm hoa lấy nước chảy ra mà uống làm thuốc nhuận tràng.
  • Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền. Thốt nốt non sắc uống chữa vàng da, lỵ, tiểu tiện khó khăn.
  • Rễ thốt nốt sắc uống làm thuốc lợi tiểu tiện như thốt nốt non.
  • Các bộ phận khác của cây thốt nốt cũng sử dụng: Thân cây dùng làm cột nhà, dầm cầu, ghe thuyền. Lá dùng lợp nhà, làm nón, tước nhỏ lấy lạt buộc.
  • Quả thốt nốt non ăn mát như thạch. Quả già có màu vàng thơm, mùi mít chin, nếu giã ra lọc sẽ được thứ bột dẻo, trắng như bột nếp. Nhiều nơi đợi quả già, giã lấy bột làm bánh tôm, bánh ú hoặc nấu chè.
  • Cây cũng được trồng làm cảnh ở một số nơi.
Xem thêm:  Cây Phúc Bồn Tử
5/5 - (1 bình chọn)
Về Kim Chung

Viết một bình luận