I. Giới thiệu về cây Bằng lăng
- Tên thường gọi: Cây bằng lăng
- Tên gọi khác: Bằng lăng tím, Bằng lăng nước
- Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers
- Họ thực vật: Cây thuộc họ Lythaceae (Tử Vi – Săng lẻ)
- Nguồn gốc xuất xứ: Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ đến Australia
- Tuổi thọ: Sống lâu năm
- Màu sắc của hoa: Hoa bằng lăng có màu tím lãng mạn, ngoài ra còn có giống màu trắng, hồng, tím đậm.
- Thời gian nở hoa: Cây bằng lăng thường cho hoa vào mùa hè
II. Đặc điểm của cây Bằng lăng
- Kích thước: Cây có chiều cao trung bình khoảng 4-15m.
- Thân: Thân cây thẳng, nhẵn nhụi, phân nhánh cao,tán xum xuê.
- Lá: Lá bằng lăng hình elip hoặc oval có màu xanh, to bản dài khoảng 8-15cm, rộng từ 3-7cm, thường rụng vào mùa thu,mùa xuân đâm chồi nảy lộc.
- Hoa: Hoa bằng lăng có màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm trên đầu mỗi nhánh, mỗi chùm dài từ 20-30 cm, hoa thường nở vào mùa hè. Mỗi bông hoa có 6 cánh, cánh hoa mỏng manh như xác pháo. Đối với loài cây này, ngoài giống hoa tím, cây còn có nhiều giống hoa với nhiều màu sắc khác nhau như tím trắng, hồng, tím sậm…
- Quả: Quả có hình cầu, đường kính 1,5 -2 cm, ban đầu quả có màu tím nhạt pha xanh, mềm khi già chuyển sang màu nâu gỗ, cứng.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Bằng lăng
1. Ý nghĩa
Hoa bằng lăng gắn liền với tuổi học trò, bởi bằng lăng thường nở vào mùa hè, mùa chia ly đầy lưu luyến của học trò với thầy cô, với mái trường đã gắn bó từ lâu. Vì thế người ta thường nói hoa bằng lăng tượng trưng cho tình yêu thương tuổi học trò.
2. Tác dụng
- Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây bằng lăng có dáng đẹp, sắc hoa lãng mạn, hầu như không phải chăm sóc, tán rộng, che nắng tốt nên được ưa chuộng trồng làm cây công trình, cảnh quan đô thị, trường học, sân công sở, đô thị,công viên….tạo không gian xanh cho nhà máy, xí nghiệp. Cây cũng có thể làm cây bóng mát cho cảnh quan sân vườn.
- Tác dụng chữa bệnh
Đối với một số nước Châu Á, dùng lá cây bằng lăng nấu uống như nước trà sẽ có công dụng chữa bệnh tiểu đường và đau bao tử. Ngoài ra, trong lá còn có chất làm giảm nguy cơ béo phì….
- Tác dụng khác
Gỗ của cây bằng lăng thường được dùng để đóng thuyền, đồ nội thất vì chất gỗ dẻo, có màu vàng nâu đẹp.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bằng lăng
Bằng lăng là cây công trình, cây bóng mát khỏe, ưa sáng, dễ trồng và chăm sóc.
Cây thích hợp với loại đất tơi xốp, đất mùn dễ thoát nước, trồng nơi rộng rãi, thông thoáng. nếu đất có độ pH thấp phải bón vôi thêm. Vì cánh hoa rất mỏng manh nên cần được bảo vệ trước gió lớn, tránh dập nát hoa.
Khi trồng bằng lăng bằng cây lớn cần chú ý chuẩn bị đất trồng trước một tháng bằng cách trộn đất với phân bón, nên trồng bằng lăng vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5-6 để cây phát triển ổn định
Khi mới trồng bằng lăng cần chú ý chăm sóc cây trong 2 năm đầu, mỗi năm 2 – 3 lần làm cỏ xới đất, vun gốc. Để ý sâu đục thân và bón thúc phân vi sinh, phân hữu cơ hoặc nhả chậm cho cây 1 năm/ lần. Còn lại hầu như không phải tưới nước, chăm sóc nhiều cho cây.
Bằng lăng thường được nhân giống bằng hạt